Để nhận cuộc gọi Tư vấn MIỄN PHÍ
từ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA, bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
PHƯỚC HƯNG cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối. Cảm ơn!
Hỏi đáp
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như tuổi tác ,giới tính, di truyền, lao động quá sức… Tuy nhiên có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm mà bạn hoàn toàn có thể ý thức phòng tránh được là hoạt động quá sức vùng cột sống và các bệnh lý liên quan đến cột sống.
Việc thường xuyên có những hoạt động quá sức tác động lực mạnh lên vùng cột sống rất dễ khiến chúng bị chèn ép quá mức khiến đốt sống ép dịch vị.
Do vậy các dịch vị chứa trong đĩa đệm giữa các đốt sống dễ dàng thoát ra ngoài. Bên cạnh đó một số bệnh lý liên quan đến cột sống không được điều trị hợp lý hoặc chủ quan dễ khiến bạn mắc phải thoát vị đĩa đệm như bệnh thoái hóa cột sống, bệnh gai cột sống, bệnh béo phì…
Thoát vị đĩa đệm có những dạng nào và dạng nào phổ biến nhất?
Dựa vào vị trí thoát vị khác nhau giữa các đốt sống người ta phân làm các dạng thoát vị đĩa đệm khác nhau cụ thể gồm:
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống xương cùng
Trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là hai dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất
Dạng thoát vị đĩa đệm nào là nguy hiểm nhất?
Trong các dạng thoát vị đĩa đệm kể trên thì thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là nguy hiểm nhất. Nguyên nhân xuất phát từ đốt sống cổ là các đốt sống chủ lực liên quan đến hệ thống thần kinh và gần sọ não nên có thể gây ra những bệnh lý hết sức nguy hiểm ở vùng này nếu thoát vị dịch tủy tràn vào màng não hoặc chèn ép hệ thống dây thần kinh não bộ trung ương. Một số bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra như não úng thủy, viêm màng não, rối loạn hệ thần kinh trung ương
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý như đa phần các bệnh về xương khớp khác không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc áp dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc Tây, sử dụng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật chỉ có tính chất phục hồi chức năng cho bệnh nhân, giảm đau và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Do vậy bệnh có thể biến chứng xảy ra lại bất cứ lúc nào bạn cần tuyệt đối cảnh giác
Những đối tượng nào dễ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm?
Căn cứ vào nguyên nhân mắc bệnh có thể biết được những nhóm người dễ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm gồm có:
– Người thường xuyên hoạt động mạnh vùng cột sống
– Người có tiền sử các bệnh lý về cột sống
– Người có tiền sử gia đình mắc thoát vị đĩa đệm
– Người già
Chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp vùng cột sống có thể áp dụng 03 phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc Tây, vật lý trị liệu và áp dụng liệu pháp phẫu thuật
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị bảo tồn không phẫu thuật với tác dụng giảm đau kháng viêm kết hợp với vật lý trị liệu hoặc không. Vật lý trị liệu được áp dụng đơn thuần, áp dụng kèm bệnh nhân dùng thuốc tây và áp dụng sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng khớp xương cột sống. Phẫu thuật áp dụng trong các trường hợp thoát vị dịch tủy nặng, thuốc tây và vật lý trị liệu được áp dụng sau phẫu thuật
Tuy nhiên, tại Phòng khám Y học cổ truyền Phước Hưng – Chuyên khoa cơ xương khớp áp dụng 2 phương pháp có ưu điểm nổi trội
– Máy điều trị sóng cao tần thế hệ III: tác động trực tiếp vào vị trí nhân nhầy đĩa đệm làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm, co hồi khối thoát vị trở về vị trí ban đầu, giải phóng dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép
• Điều trị bảo tồn, không xâm lấn
• Không mất máu
• Không gây biến chứng
• Tỉ lệ thành công cao trên 95%
• Không gây mê toàn thân
• Thời gian ngắn: 15-20 phút
– Phương pháp Châm kim siêu vi: thủ thuật xâm lấn tối thiểu tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, bóc tách những gân cơ dây chằng xơ hóa, kết dính giải phóng các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép, giúp tăng lượng máu nuôi dưỡng phục hồi tế bào
• Thời gian điều trị ngắn, hiệu quả lâu dài và chi phí điều trị
• An toàn không để lại tác dụng phụ
• Không dễ tái phát
Biến chứng nặng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Biến chứng nặng nhất của thoát vị đĩa đệm khi kết hợp với các bệnh lý khác có thể gây tàn phế hoặc liệt cột sống, tuy nhiên các trường hợp này xảy ra rất hiếm. Biến chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời là có thể dẫn đến liệt các cơ cột sống, liệt cơ chi dưới và biến dạng cong vẹo cột sống do sụt lún đốt sống
Thể dục như thế nào tốt với Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm?
Các bài tập thể dục vừa sức có tác dụng hỗ trợ xương khớp hoạt động dẻo dai luôn được khuyến khích áp dụng và thực hiện góp phần thúc đẩy quá trình điều trị và hồi phục bệnh nhanh chóng hơn. Tuy nhiên đối với các nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì các động tác kéo dãn cột sống có tác dụng phục hồi cao nhất.
Thời gian đầu khi bệnh nhân mới phẫu thuật đang trong quá trình phục hồi có thể tập thể dục hoặc các bệnh nhân không phẫu thuật luôn được sử dụng giường hoặc máy kéo dãn cột sống nhằm chỉnh lại các đĩa đệm bị lệch hoặc lồi ra khỏi vị trí. Do vậy các bài tập kéo dãn cột sống có tác dụng rất tốt giống như máy tập hoặc có tác dụng hơn.
Giải đáp 8 câu hỏi về bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích đối với căn bệnh xương khớp này