Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh không nằm ở não và tuỷ sống. Bệnh của hệ thần kinh ngoại biên gây rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ, da, nội tạng và mạch máu, gây ra các triệu chứng như đau hoặc tê bì. Cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng nhiều người mắc căn bệnh đau thần kinh ngoại biên, hãy đọc bài viết dưới đây của Chuyên khoa Xương khớp Phước Hưng để tìm hiểu về căn bệnh này.
1. Bệnh đau thần kinh ngoại biên là gì?
Bệnh thần kinh ngoại biên không phải là một bệnh lý riêng biệt. Đó là một thuật ngữ chung cho một số bệnh do tổn thương hệ thống thần kinh ngoại vi của cơ thể.
Hình ảnh: Đau dây thần kinh ngoại biên
Hệ thống thần kinh của cơ thể được tạo thành từ hai phần:
- Hệ thống thần kinh trung ương (CNS: central nervous system) bao gồm não và tủy sống.
- Hệ thống thần kinh ngoại biên (PNS: peripheral nervous system ) kết nối các dây thần kinh xuất phát từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể như chi trên (cánh tay, cẳng tay, bàn tay); Chi dưới (đùi, cẳng chân, bàn chân); Các cơ quan nội tạng trong cơ thể, khớp và thậm chí cả miệng, mắt, tai, mũi và da.
Bệnh thần kinh ngoại biên xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị phá hủy bởi nhiều cơ chế và không thể gửi thông điệp từ não và tủy sống đến cơ, da, các bộ phận khác của cơ thể và ngược lại.
Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến nhiều dây thần hai bên (tổn thương các dây thần kinh không đối xứng hai bên chi, bệnh đa dây thần kinh), tổn thương đối xứng hoặc chỉ một dây thần kinh hoặc nhóm dây thần kinh (bệnh đơn dây thần kinh) tại một thời điểm.
Bệnh đau dây thần kinh tọa thường là hậu quả của tổn thương một dây thần kinh hoặc nhóm dây thần kinh do chấn thương, chèn ép cục bộ, áp lực kéo dài hoặc viêm, chẳng hạn như:
- Hội chứng ống cổ tay (chứng đau tê vùng bàn tay ngón tay, thường liên quan đến các công việc do lặp đi lặp lại cổ tay gây chèn ép dây thần kinh).
- Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên (còn gọi liệt mặt ngoại biên hay liệt Bell)
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau thần kinh ngoại biên
Mỗi dây thần kinh sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau,tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương mà trên lâm sàng sẽ có biểu hiện của dây thần kinh đó.Các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp là:
2.1 DÂY THẦN KINH CẢM GIÁC (ĐAU VÀ TÊ)
Một trong những dấu hiệu hay được bệnh nhân kể lại là tê bì hoặc đau rát ở tay và chân,đó là một trong những dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh. Những cảm giác này thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân của bạn. Bạn có thể bị đau, thường xảy ra ở bàn chân và cẳng chân.
Tê bì chân có thể là dấu hiệu đau thần kinh ngoại biên.
Việc mất cảm giác này sẽ khiến cho bạn không cảm nhận được cảm giác nóng lạnh khi tiếp xúc với đồ vật hoặc môi trường,không cảm nhận được đau khi dẫm lên vật sắc nhọn và không kiểm soát được thăng bằng của bàn chân
2.2 DÂY THẦN KINH VẬN ĐỘNG (CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ CƠ BẮP)
Các tổn thương ở dây thần kinh có thể khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn và gây ra yếu cơ. Khi đó khả năng cầm nắm,đi lại của bạn sẽ không được tốt khi bạn cử động cơ thể hoặc một phần cơ thể. Đôi khi các cơ của bạn sẽ co giật hoặc co cứng và có thể sẽ teo cơ
2.3 DÂY THẦN KINH TỰ CHỦ (HỆ THẦN KINH THỰC VẬT):
Điều hòa các chức năng như huyết áp,nhịp tim,tiêu hóa hay tiểu tiện. Bạn có thể cảm thấy no và ợ nóng dù mới chỉ ăn một ít thức ăn hoặc bạn có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên. Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim và cơn đau tim.
2.4 NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHÁC:
Tình dục: đàn ông có thể bị rối loạn cương dương còn phụ nữ có thể gặp rắc rối với chứng khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái.
Bàng quang: bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu. Bạn có thể mất cảm giác buồn đi tiểu.
Bệnh có thể gây tổn thương 1,2 hoặc nhiều dây thần kinh nên trên lâm sàng có thể gặp nhiều triệu chứng trên cùng một lúc. Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng trên.
3. Nguyên nhân bệnh đau thần kinh ngoại biên.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là sự phá hủy các dây thần kinh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp:
- Chấn thương hoặc chèn ép lên dây thần kinh: Các chấn thương cơ học như tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao đều có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở các mức độ khác nhau hoặc các vi chấn thương được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh như hoạt động dùng nạng, tư thế ngồi lâu, gõ máy tính hay dùng điện thoại,….
Chấn thương có thể là nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên.
- Tiểu đường là bệnh lý về nội tiết hay gặp các biến chứng về viêm đa dây thần kinh, bệnh thường biểu hiện thầm lặng khó phát hiện.
- Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guilain- Barre, bệnh đa dây thần kinh mất myelin viêm mạn tính,….
- Nhiễm trùng: Bao gồm cả nhiễm khuẩn hay siêu vi như Zona thần kinh,viêm gan C, Bạch hầu, HIV,…
- Nghiện rượu: Vitamin là chất rất cần thiết cho việc duy trì hoạt động của hệ thần kinh.Ở người nghiện rượu các vitamin này sẽ bị thiếu hụt do chế độ ăn uống không được đảm bảo.
- Thuốc: Một số loại thuốc,đặc biệt là các thuốc điều trị ung thư (hóa trị) có thể gây bệnh lý thần kinh
- Tiếp xúc với chất độc: Các chất độc hại bao gồm hóa chất công nghiệp và kim loại nặng như chì và thủy ngân có thể gây tổn thương thần kinh.
- Di truyền: Như bệnh Charcot-Merie-Tooth
- Thiếu vitamin: Thiếu các vitamin B như B1, B6, B12, vitamin E và niacin có thể gây bệnh lý thần kinh
- Các bệnh lý khác: Như các bệnh lý về tủy xương, khối u gây chèn ép, các bệnh thận,gan, bệnh về mô liên kết, suy giảm chức năng tuyến giáp đều có thể gây bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngay cả khi được đánh giá rộng rãi, nguyên nhân của bệnh thần kinh ngoại biên ở một số người vẫn chưa được biết rõ – đây được gọi là bệnh thần kinh vô căn.
4. Chẩn đoán đau thần kinh ngoại biên.
Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy bác sĩ cần chú trọng vào nhiều yếu tố như:
- Hỏi bệnh sử: Bác sĩ cần hỏi về bệnh sử và tiền sử một cách kĩ càng như lối sống, tiếp xúc chất độc hại, thói quen sử dụng bia rượu và bệnh lý thần kinh của người thân bệnh nhân
- Thăm khám hệ thần kinh: đánh giá chức năng hệ vận động,cảm giác hay hệ thần kinh thực vật
- Các xét nghiệm bổ trợ: Xét nghiệm máu: kiểm tra lượng vitamin,đường máu,Tuyến giáp,chức năng gan,thận và các bất thường hệ miễn dịch,..
- Hình ảnh: như chụp CT hoặc MRI để phát hiện các bệnh lý bất thường gây chèn ép
- Điện cơ: ghi lại hoạt động dẫn truyền tín hiệu trong thần kinh-cơ
- Sinh thiết dây thần kinh, sinh thiết da: Lấy 1 mẫu nhỏ sợi thần kinh hoặc da để kiểm tra xem có bất thường hay không.
5. Đau thần kinh ngoại biên có nguy hiểm không?
Đau thần kinh ngoại biên không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh tuy nhiên bệnh thần kinh ngoại biên nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây nên các biến chứng sau:
- Tổn thương da: Do người bệnh mất cảm giác về nhiệt độ hoặc cảm giác đau có thể dẫn đến bị bỏng.
- Nhiễm trùng: những vị trí bị mất cảm giác do tổn thương thần kinh ngoại biên thường bị bỏ qua dễ dẫn đến nhiễm trùng.
- Té ngã: Yếu cơ và mất cảm giác có thể gây mất thăng bằng bà té ngã.
6. Phương pháp điều trị đau thần kinh ngoại biên hiệu quả.
Từ lâu các biện pháp điều trị thần kinh ngoại biên hiệu quả đã được bác sĩ chuyên khoa Xương khớp Phước Hưng nghiên cứu kỹ càng, giúp giảm đau nhanh chóng, làm phục hồi chức năng thần kinh hiệu quả. Có thể kể đến phương pháp tiên tiến hiện được nhiều cơ sở lớn áp dụng:
PHƯƠNG PHÁP CHÂM DAO SIÊU VI CHỮA TRỊ ĐAU THẦN KINH NGOẠI BIÊN .
- Châm dao siêu vi là phương pháp xâm lấn tối thiểu. Với thủ thuật này BS sẽ sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt chế có dạng kim châm dài 5cm đường kính 0,8mm tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh.
- Đồng thời, giúp bóc tách những gân cơ dây chằng xơ hóa, kết dính, giải phóng hoàn toàn các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép, từ đó giúp cho lượng máu nuôi dưỡng phục hồi hoàn toàn tế bào tổn thương.
Chữa đau dây thần kinh ngoại biên bằng châm dao siêu vi
Ưu điểm vượt trội của phương pháp chữa đau thần kinh ngoại biên bằng châm dao siêu vi:
- Hỗ trợ điều trị hiệu quả cao, lâu dài
- Không để lại tác dụng phụ
- Thời gian hỗ trợ điều trị ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút
- Không phải nằm viện, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.
PHƯƠNG PHÁP SÓNG VIBA CAO TẦN THẾ HỆ 3 CHỮA TRỊ ĐAU THẦN KINH NGOẠI BIÊN.
Hình ảnh: Sóng Viba cao tần điều trị bệnh đau dây thần kinh ngoại biên
Sóng VIBA cao tần: sử dụng dòng điện của song ViBa cao tần với tần số 400-500 mHz kích thích gây chuyển động các phân tử quanh điện cực sinh ra nhiệt, làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm, Giúp cột sống cổ trở về vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép của thần kinh,tủy sống.
Những ưu điểm nổi bật của thủ thuật chữa thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 C6 bằng sóng Radio Cao tần đó là:
- Bảo tồn được nguyên vẹn đĩa đệm.
- Không gây ảnh hưởng đến độ bền vững của đốt sống.
- Không gây biến chứng.
- Không gây mê toàn thân.
- Không mất máu.
- Thời gian can thiệp ngắn, chỉ khoảng 20 phút.
- Tỉ lệ thành công cao trên 90%.
- Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt sau điều trị.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được kết hợp uống thuốc y học cổ truyền để bổ sung xương khớp, nâng cao khí huyết ,điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh, hạn chế bệnh lý tái phát về sau. Nhiều bệnh nhân chỉ cần điều trị 1 -3 lần là khỏi triệt để. Đặc biệt thời gian điều trị chỉ trong vòng 30 phút, bệnh nhân có thể ra về ngay mà không cần nằm viện, do vậy bệnh nhân vẫn tiến hành điều trị mà công việc hàng ngày không bị gián đoạn.
Hình ảnh: Bằng khen của các Bác sĩ tại phòng khám Phước Hưng
Để có thể giữ vững uy tín những năm qua, trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối… Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Phước Hưng ngoài chú trọng vào hiệu quả, còn rất quan tâm tới cảm nhận của người bệnh. Cuộc chiến với bệnh thoát vị vốn đã khó chịu, vì vậy phòng khám luôn cố gắng mang đến cho người bệnh dịch vụ tiện ích, thoải mái nhất như:
-
Người bệnh có thể nhắn tin trực tiếp hoặc gọi điện tới phòng khám để được tư vấn miễn phí và đặt lịch trước.
-
Người bệnh đặt lịch trước sẽ được ưu tiên khám trước mà không cần chờ đợi
-
Phòng chờ được thiết kế rộng rãi, thoải mái, đầy đủ tiện ích như wifi, tivi, sách báo,…
-
Toàn bộ quy trình khám chữa được lễ tân, y tá hướng dẫn tận tình, chi tiết.
-
Phòng khám nói không với tình trạng nhận phong bì, quà cáp, làm khó người bệnh.
-
Người bệnh có thể phản ánh những vấn đề cảm thấy không hài lòng với ban giám đốc để được xử lý.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám xương khớp Phước Hưng về vấn đề Cách phòng và điều trị bệnh Đau Thần Kinh Ngoại Biên, nếu bạn còn bất cứ những thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp thêm, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo những cách sau để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0988 065 085
Hoặc đến trực tiếp địa chỉ: Số 95 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, TP HCM
Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả chủ nhật.