Trượt đốt sống thắt lưng tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng cần được phát hiện và điều trị sớm, không nên chủ quan và xem nhẹ các triệu chứng bệnh.
1. Trượt đốt sống thắt lưng là gì?
Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai chân.
Trượt đốt sống gây đau đớn
Theo Wiltse – Newman, trượt đốt sống thắt lưng được chia thành 6 loại:
- Trượt đốt sống bẩm sinh.
- Trượt đốt sống do khuyết eo.
- Trượt đốt sống do thoái hóa.
- Trượt đốt sống do bệnh lý.
- Trượt đốt sống do chấn thương.
- Trượt đốt sống sau phẫu thuật.
2. Mức độ của trượt đốt sống thắt lưng
Theo tác giả Meyerding, trượt đốt sống được chia thành 5 mức độ. Mức độ trượt được xác định bằng tỉ lệ dựa trên phim X-quang quy ước ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt.
- Độ 1: Trượt 0 – 25% thân đốt sống.
- Độ 2: Trượt 26 – 50% thân đốt sống.
- Độ 3: Trượt 51 – 75% thân đốt sống.
- Độ 4: Trượt 76 – 100% thân đốt sống.
- Độ 5: Trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.
3. Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng
Hình Ảnh: Trượt Đốt Sống Gây Đau Đớn Vùng Thắt Lưng
Trong giai đoạn đầu, thường bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có đau lưng thoáng qua.
Giai đoạn đau thắt lưng: Đau lưng nhiều, đau khi bệnh nhân đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống, sau đó đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, đôi khi kèm tê, đau tăng lên khi ho, hắt hơi. Đau tăng khi cột sống phải chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động,… nhưng nằm nghỉ thì hết đau hoặc đau giảm hẳn. Bệnh nhân thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên khó khăn. Đôi khi, bệnh nhân cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa.
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom lưng về phía trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang bên. Tình trạng đau cột sống thắt lưng mạn tính từng đợt, đau theo cơn và các cơn đau ngày càng xuất hiện dày lên. Khi người bệnh sử dụng áo nẹp cột sống thì triệu chứng này giảm rõ rệt.
Khi khám ở tư thế đứng, bệnh nhân có các dấu hiệu cong vẹo cột sống hoặc khi ưỡn quá mức sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn. Đây là dấu hiệu đặc trưng, có ý nghĩa nhất để chẩn đoán bệnh. Dấu hiệu đau cách hồi (đau khi đi bộ, vì đau phải dừng lại, hết đau mới đi tiếp, đang đi vì đau lại phải nghỉ, hết đau lại đi) kết hợp với các biểu hiện tê bì, căng đau cả hai chân khi đi bộ. Triệu chứng này không xuất hiện khi bệnh nhân đi xe đạp. Đây là triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh thoát vị đĩa đệm.
4. Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng
Hình ảnh: Bác Sĩ Chuẩn Đoán Bệnh Trượt Đốt Sống
- Chụp X-quang quy ước ở các tư thế: Thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa. Trong một số trường hợp, cần thiết chụp thêm film chếch 3⁄4 (phải, trái). X-quang quy ước giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt.
- Cắt lớp vi tính (CT Scan): Là công cụ chẩn đoán rất có giá trị đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt và các tổ thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống,…
- Cộng hưởng từ (MRI) là công cụ lý tưởng để đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống thắt lưng. Trên phim cộng hưởng từ, có thể phát hiện các nguyên nhân gây chèn ép thần kinh: đĩa đệm thoát vị, dây chằng dày, các tổ chức xơ sẹo, hẹp lỗ ghép,…
5. Bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng cần phải điều trị sớm
Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng có tốt hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
- Bệnh nhân điều trị sớm, đây là yếu tố quan trọng nhất, cần điều trị từ khi chưa có biến chứng teo cơ, liệt chi, bí tiểu. Mức độ nặng của bệnh: Mức độ trượt càng cao, điều trị càng khó và dễ biến chứng hơn.
- Các bệnh đi kèm theo như trượt đốt sống có kèm loãng xương thì phẫu thuật dễ thất bại do bắc ốc không chắc, không vững, hàn xương thấp.
- Trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ điều trị và phẫu thuật.
6. Cách Chữa Bệnh Trượt Đốt Sống Tại Phòng Khám Y học cổ truyền Tâm Việt
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát thì người bệnh chỉ cần điều trị theo phác đồ bằng thuốc kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu thì bệnh sẽ khỏi.
Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nặng thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị theo phác đồ khoa học.
Hiện tại, Phòng Khám Xương khớp Phước Hưng đã và đang hỗ trợ điều trị bệnh lý trượt đốt sống bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp SÓNG CAO TẦN thế hệ III là phương pháp độc quyền và duy nhất.
- Phương pháp CHÂM DAO SIÊU VI
Ưu điểm:
- Bảo tồn được nguyên vẹn đốt sống
- Không gây ảnh hưởng đến độ bền vững của đốt sống
- Không gây biến chứng.
- Không gây mê toàn thân.
- Không mất máu.
- Thời gian điều trị ngắn, chỉ khoảng 20 phút.
- Tỉ lệ thành công cao trên 90%.
- Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt.
Sóng viba cao tần thế hệ III chữa bệnh trượt đốt sống
Sóng VIBA Kết hợp Kim Siêu Vi là phương pháp độc quyền tại Xương Khớp Phước Hưng
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được kết hợp uống thuốc y học cổ truyền để bổ sung xương khớp, nâng cao khí huyết ,điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh, hạn chế bệnh lý tái phát về sau. Nhiều bệnh nhân chỉ cần điều trị 1 -3 lần là khỏi triệt để. Đặc biệt thời gian điều trị chỉ trong vòng 30 phút, bệnh nhân có thể ra về ngay mà không cần nằm viện, do vậy bệnh nhân vẫn tiến hành điều trị mà công việc hàng ngày không bị gián đoạn.
Hình ảnh: Bằng khen của các bác sĩ tại phòng khám Phước Hưng
Để có thể giữ vững uy tín những năm qua, trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối… Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Phước Hưng ngoài chú trọng vào hiệu quả, còn rất quan tâm tới cảm nhận của người bệnh. Cuộc chiến với bệnh thoát vị vốn đã khó chịu, vì vậy phòng khám luôn cố gắng mang đến cho người bệnh dịch vụ tiện ích, thoải mái nhất như:
-
Người bệnh có thể nhắn tin trực tiếp hoặc gọi điện tới phòng khám để được tư vấn miễn phí và đặt lịch trước.
-
Người bệnh đặt lịch trước sẽ được ưu tiên khám trước mà không cần chờ đợi
-
Phòng chờ được thiết kế rộng rãi, thoải mái, đầy đủ tiện ích như wifi, tivi, sách báo,…
-
Toàn bộ quy trình khám chữa được lễ tân, y tá hướng dẫn tận tình, chi tiết.
-
Phòng khám nói không với tình trạng nhận phong bì, quà cáp, làm khó người bệnh.
-
Người bệnh có thể phản ánh những vấn đề cảm thấy không hài lòng với ban giám đốc để được xử lý.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám xương khớp Phước Hưng về vấn đề đau khớp ngón tay, nếu bạn còn bất cứ những thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp thêm, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo những cách sau để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0988 065 085
Hoặc đến trực tiếp địa chỉ: Số 95 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, TP HCM
Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả chủ nhật.