Xẹp Đốt Sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây xẹp đốt sống như loãng xương, ung thư xương, gãy xương,… Mặc dù xẹp đốt sống ở người lớn tuổi vô cùng phổ biến, tuy nhiên trong thời gian gần đây, bệnh ngày càng xuất hiện nhiều ở những người trẻ, đặc biệt là nhóm dân văn phòng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm giảm khả năng vận động cùng nhiều hậu quả tiêu cực khác. Hãy cùng các Bác sỹ chuyên khoa Cơ Xương Khớp Phước Hưng tìm hiều về bệnh xẹp đốt sống.

1. Xẹp đốt sống là gì?

Xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống bị xẹp, dẫn đến biến dạng và giảm chiều cao thân đốt sống, gây đau nhức dữ dội. Trong đó, các vị trí xẹp đốt sống thường gặp nhất là đốt sống cổ, đốt sống ngực và đặc biệt là xẹp đốt sống lưng do đây là vị trí phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể bên trên.

Hình ảnh đốt sống bị xẹp.

Xẹp đốt sống được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xương sống mới mất đường cong sinh lý.
  • Giai đoạn 2: Phần đĩa đệm bắt đầu bị lồi ra khỏi khớp xương.
  • Giai đoạn 3: Đĩa đệm bắt đầu xẹp dần.
  • Giai đoạn 4: Cuối cùng nặng nhất là khi hai đốt xương dính lại với nhau gây ra thoái hóa cột sống và thoái hóa đĩa đệm.

2. Dấu hiệu cho thấy người bệnh bị xẹp đốt sống

Tùy thuộc vào từng vị trí đốt sống bị xẹp mà người bệnh có nhứng dấu hiệu khác nhau:

2.1 DẤU HIỆU XẸP ĐỐT SỐNG LƯNG:

  • Đột ngột đau lưng.
  • Cơn đau có dấu hiệu tăng khi đứng, di chuyển và giảm khi nằm ngửa.
  • Có thể dẫn đến biến dạng như gù cột sống hoặc giảm chiều cao.
  • Nếu xẹp đốt sống chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể bị tê chân, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn, rối loạn cơ tròn…


Người ít vận động ngoài trời có nguy cơ cao mắc bệnh xẹp đốt sống

2.2 DẤU HIỆU XẸP ĐỐT SỐNG CỔ:

  • Các động tác xoay đầu, vặn cổ, leo cầu thang, cúi gập người… trở nên khó khăn và vô cùng khó chịu.
  • Đứng không vững, dễ ngã nếu tình trạng lún đốt sống cổ nặng.
  • Một số trường hợp kèm theo sốt nhẹ.

3. Nguyên nhân xẹp đốt sống

Xẹp đốt sống có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:

3.1. DO LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương làm cho xương mỏng, giòn và yếu hơn. Với những người bị loãng xương nặng, các hoạt động đơn giản hàng ngày như hắt hơi mạnh, nâng đồ vật nhẹ, di chuyển cũng có thể gây gãy xẹp đốt sống. Cho đến nay, loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất gây xẹp đốt sống lưng, đặc biệt là ở phụ nữ trên 50 tuổi do sự thiếu hụt nội tiết tố Estrogen ở nữ sau khi mãn kinh.

3.2. GÃY XƯƠNG

Chấn thương ở đốt sống do tai nạn xe, va chạm khi chơi thể thao, ngã từ trên cao… có thể gây gãy xương từ nhẹ đến nghiêm trọng và khiến cho đốt sống bị xẹp dù trước đó đốt sống vô cùng khỏe mạnh. Với những người bị loãng xương mức độ trung bình, nguy cơ bị gãy xẹp đốt sống rất lớn nếu bị té ngã hoặc cố gắng nâng một vật nặng.

3.3. UNG THƯ XƯƠNG

Ở những người dưới 55 tuổi, không có tiền sử chấn thương hoặc chỉ chấn thương nhẹ, ung thư xương có thể là lý do khiến đốt sống bị xẹp. Xương cột sống là nơi phổ biến cho nhiều loại ung thư di căn. Ung thư có thể gây ra sự phá hủy một phần của đốt sống, làm xương yếu đi cho đến khi bị xẹp xuống.

3.4. TƯ THẾ NGỒI SAI

Nguyên nhân xẹp đốt sống ngày càng phổ biến ở người trẻ là do sinh hoạt thường ngày thường có những tư thế sai, ảnh hưởng cột sống. Những nhân viên văn phòng khi làm việc thường đặt màn hình quá thấp so với tầm mắt và ngồi quá nhiều, không đứng dậy giãn gân cốt. Ngoài ra, nguyên nhân khiến đốt sống bị xẹp còn do thói quen không vận động nhiều, không tập thể dục của nhiều người trẻ hiện nay

4. Xẹp đốt sống có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, xẹp đốt sống có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

4.1. MẤT VỮNG TỪNG ĐOẠN CỘT SỐNG

Các đốt sống gắn kết với nhau để giúp cơ thể chịu được sức nặng, di chuyển và nâng đỡ toàn bộ cột sống. Vì thế, khi bị xẹp hơn 50% thân đốt sống, nguy cơ mất vững từng đoạn cột sống có thể xảy ra. Về lâu dài, tình trạng này sẽ diễn biến thành thoát vị đĩa đệm.

4.2. GÙ CỘT SỐNG

Xẹp đốt sống có thể khiến cho cột sống bị cong hơn bình thường. Cột sống ngày càng gù sẽ gây chèn ép tim, phổi, ruột hoặc khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở và chán ăn.

4.3. CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH VÀ TỦY SỐNG

Khi bị xẹp đốt sống, khoảng trống giữa tủy sống và ống sống sẽ bị thu hẹp khiến dây thần kinh tủy sống bị chèn ép, đồng thời dẫn đến thiếu máu và oxy đến tủy sống. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau liên tục ở vị trí đốt sống bị xẹp, thậm chí bị khuyết tật thần kinh nặng và vĩnh viễn nếu tủy sống bị ảnh hưởng.

Có thể thấy, đốt sống bị xẹp do rất nhiều nguyên nhân gây ra và kéo theo nhiều hệ quả khôn lường. Vì thế, bước đầu tiên để có được phương pháp điều trị tốt nhất là chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.

5 . Chẩn đoán bệnh xẹp đốt sống

Để chẩn đoán tình trạng xẹp đốt sống, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Chụp X-quang để xác định tình trạng các đốt sống và nguyên nhân khác gây kích thích rễ thần kinh (nếu có) như gãy xương, thoái hóa đĩa đệm hoặc gai cột sống.
  • Chụp CT hoặc CAT kết hợp chụp tủy đồ của cột sống để hiển thị chi tiết tình trạng xương của người bệnh.
  • MRI có thể cho thấy tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh, cũng như nguy cơ xuất hiện của phì đại, thoái hóa và các khối u.
  • Phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA) hoặc đo mật độ xương nhằm đo mật độ khoáng chất của xương và xác định xem có bị loãng xương hay không.

6. Đối tượng nguy cơ xẹp đốt sống

Những đối tượng nguy cơ dễ bị xẹp đốt sống là:

  • Phụ nữ mãn kinh sẽ có tình trạng loãng xương tiến triển nhanh hơn nên dễ bị xẹp đốt sống.
  • Những người bị loãng xương thứ phát kèm với phát triển thể chất kém từ nhỏ: Còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh xẹp đốt sống.
  • Người có tiền sử gia đình bị loãng xương cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Người ít chơi thể thao, ít vận động ngoài trời.
  • Người sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  • Người bị các bệnh lý: Thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ như suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn,… bệnh nội tiết như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày,… bệnh lý xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp cũng dễ có nguy cơ bị loãng xương dẫn đến xẹp đốt sống.

7. Phương pháp điều trị xẹp đốt sống tại Phòng khám y học cổ truyền Phước Hưng – Chuyên khoa Xương Khớp

Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, các bác sỹ Chuyên khoa Cơ Xương Khớp Phước Hưng đã tìm ra phương pháp điều trị xẹp đốt sống đảm bảo tiêu chí “ Hiệu quả – An toàn” cho người bệnh. Đó là sự kết hợp giữa hai Phương pháp Sóng cao tần thế hệ 3 và Kim Siêu Vi.

PHƯƠNG PHÁP SÓNG CAO TẦN CHỮA XẸP ĐỐT SỐNG

may dieu tri song cao tan the he 3

Sóng cao tần thế hệ 3 là phương pháp tối ưu điều trị xẹp đốt sống

Đây là phương pháp sử dụng sóng cao tần tác động trực tiếp vào vị trí nhân nhầy đĩa đệm đang tổn thương, sẽ làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm, Giúp co hồi khối thoát vị trở về vị trí ban đầu, giải phóng dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép.

KIM SIÊU VI CHỮA XẸP ĐỐT SỐNG

Kim siêu vi là thủ thuật xâm lấn tối thiếu, bác sĩ sử dụng đầu kim siêu nhỏ tác động vào vị trí tổn thương, bóc tách gân cơ gây chằng đang bị viêm kết dính, giải phóng chèn ép của hệ thống thần kinh, đưa máu nuôi dưỡng hồi phục lại hoàn toàn tế bào bị tổn thương

ƯU ĐIỂM NỔI BẬT KHI CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÓNG CAO TẦN THẾ HỆ III KẾT HỢP VỚI KIM SIÊU VI ĐÓ LÀ:

  • Bảo tồn được nguyên vẹn đĩa đệm
  • Không gây ảnh hưởng đến độ bền vững của cột sống
  • Không gây biến chứng
  • Không gây mê toàn thân
  • Không mất máu
  • Thời gian điều trị ngắn, chỉ khoảng 20 phút
  • Tỉ lệ thành công cao trên 95%
  • Phòng khám tiêu chuẩn quốc tế
  • Thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa tay nghề cao

Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt sau điều trị…

Đặc biệt thời gian chữa bệnh chỉ khoảng 20 phút mà tỷ lệ thành công cao >95%, không có một sự sai lệch nào trong quá trình điều trị. Với phương pháp này, bệnh nhân không cần chế độ chăm sóc đặc biệt mà có thể ra viện ngay trong ngày.

Ngoài ra, phòng khám luôn kết hợp với thuốc đông y để điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, cân bằng âm dương cơ thể, thông kinh mạch, dưỡng gân cốt, thông kinh hoạt lạc. Đây là sự thành quả của khoa học hiện đại và trên thực tiễn lâm sàng cho thấy đã mang lại hiệu quả mong muốn nhất.

Hình ảnh: Bằng khen của các bác sĩ tại phòng khám Phước Hưng

Để có thể giữ vững uy tín những năm qua, trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối… Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Phước Hưng ngoài chú trọng vào hiệu quả, còn rất quan tâm tới cảm nhận của người bệnh. Cuộc chiến với bệnh thoát vị vốn đã khó chịu, vì vậy phòng khám luôn cố gắng mang đến cho người bệnh dịch vụ tiện ích, thoải mái nhất như:

  • Người bệnh có thể nhắn tin trực tiếp hoặc gọi điện tới phòng khám để được tư vấn miễn phí và đặt lịch trước

  • Người bệnh đặt lịch trước sẽ được ưu tiên khám trước mà không cần chờ đợi

  • Phòng chờ được thiết kế rộng rãi, thoải mái, đầy đủ tiện ích như wifi, tivi, sách báo…

  • Toàn bộ quy trình khám chữa được lễ tân, y tá hướng dẫn tận tình, chi tiết

  • Phòng khám nói không với tình trạng nhận phong bì, quà cáp, làm khó người bệnh

  • Người bệnh có thể phản ánh những vấn đề cảm thấy không hài lòng với ban giám đốc để được xử lý

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám xương khớp Phước Hưng về vấn đề Cách phòng trị thoái hóa cột sống nếu bạn còn bất cứ những thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp thêm, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo những cách sau để được tư vấn miễn phí:

Hotline: 0988 065 085

Hoặc đến trực tiếp địa chỉ: Số 95 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, TP HCM

Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả chủ nhật, từ  7h00 đến 21h00

Phước Hưng – Tận tâm nâng tầm sức khoẻ Việt

Để lại một bình luận